Phân Loại Các Loại Mụn Thường Gặp

Phân Loại Các Loại Mụn Thường Gặp

Phân Loại Các Loại Mụn Thường Gặp. Để có được một làn da đẹp, mịn màng, căng bóng là một điều không hề dễ dàng nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Đặc biệt là những bạn đang bị mụn bao quanh, một nỗi ám ảnh mà bạn nữ nào cũng không muốn gặp phải. Mụn trên da mặt cũng có “mụn this mụn that”, không phải tất cả chúng đều như nhau và cứ nặn ra là hết. Vậy bạn đã nắm được hết các loại mụn thường gặp chưa? Biết rõ tình trạng mụn để có cách điều trị hiệu quả và chính xác, không gì là không thể cả. Chúng ta hãy cùng Làm Đẹp đi tìm hiểu nhé.

Phân Loại Các Loại Mụn Thường Gặp
Phân Loại Các Loại Mụn Thường Gặp

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng viêm da mãn tính, tình trạng da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Khi nang lông bị bít tắc do chứa nhiều chất nhờn và tế bào chết dẫn đến bị viêm nhiễm và mụn trứng cá hình thành từ đây. Đây là loại mụn thường hay gặp nhất và nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan nhanh, kéo dài và có thể gây ra sẹo lồi, sẹo lõm, thâm sẹo trên da. Chúng có thể mọc bất kỳ đâu trên cơ thể, trên mặt thường gặp ở trán, má, cằm, mũi.

Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá

  • Mức độ nhẹ: Xuất hiện nốt nhỏ, hơi cộm lên bề mặt da, không gây đau
  • Mức độ trung bình: vùng da bệnh bị sưng tấy đỏ
  • Mức độ nghiêm trọng: Hình thành mủ bọc ở giữa.

Đối tượng hay bị mụn trứng cá:  người ở độ tuổi dậy thì (13-17 tuổi, thay đổi nội tiết tố, hormone trong cơ thể), người thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm hoặc phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân mụn trứng cá

  • Chăm sóc da không đúng cách, vệ sinh kém
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thức khuya, căng thẳng, stress
  • Trang điểm thường xuyên
  • Chế độ ăn uống không hợp lý
    • Uống rượu bia, thuốc lá

Điểm Danh Các Loại Mụn Thường Gặp

Mụn bọc

Mụn bọc (mụn viêm) là thể nặng của mụn trứng cá, cứng, có chứa mủ màu trắng, có kích thước lớn và gây đau nhức, khó chịu. Thường xuất hiện trên trán, má và cằm hoặc cổ, lưng, ngực. Mụn bọc thường gây ra sẹo lõm, vết thâm khó chữa lành.

Dấu hiệu nhận biết: sưng to, màu đỏ, có nhiều mủ, bị viêm nhiễm sâu dưới da. Có nhiều loại mụn bọc: mụn bọc không nhân, mụn bọc sưng không đầu, mụn bọc đầu trắng, mụn bọc máu, mụn bọc có mủ.

Đối tượng hay bị mụn bọc: tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, thời kỳ kinh nguyệt, người hay căng thẳng, mệt mỏi.

Nguyên nhân gây mụn bọc

  • Thói quen ăn uống không hợp lý
  • Do vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào lỗ chân lông
  • Thường xuyên sờ tay lên mặt
  • Bít tắc lỗ chân lông
  • Rối loạn hormone
  • Sử dụng thuốc, mỹ phẩm nhiều

Mụn đầu đen, đầu trắng

Mụn đầu đen và mụn đầu trắng là thể nhẹ của mụn trứng cá và thường hay gặp nhất. Chúng hay xuất hiện ở cằm, cánh mũi và má.

Mụn đầu đen là những nhân mụn mở ra trên bề mặt da, gặp phải oxy hóa nên chuyển dần sang màu đen. Chúng chứa đầy dầu thừa và tế bào chết.

Mụn đầu trắng là nhân trứng cá đóng, lỗ chân lông bị bí hoàn toàn, không bị oxy hóa nên có màu trắng. Chúng thường nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay.

Nguyên nhân gây Mụn đầu đen, đầu trắng

  • Do bề mặt da tiếp xúc với các vi khuẩn, bụi bẩn từ tay, môi trường, gối nằm, khẩu trang, khăn mặt,..
  • Dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
  • Nội tiết tố androgen phát triển mạnh kích thích sự tăng tiết chất nhờn

Điểm Danh Các Loại Mụn Thường Gặp Mà Bạn Cần Biết

Mụn đinh râu

Mụn đinh râu (mụn đầu đinh) là loại mụn cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở người trưởng thành. Mụn hình thành ngay chân của những sợi râu, ban đầu chỉ nhỏ như đầu đinh sau bị bội nhiễm sẽ nặng hơn, kích thước to hơn và gây nguy hiểm sức khỏe.

Dấu hiện nhận biết mụn đinh râu

Mụn này thường xuất hiện quanh môi, miệng hoặc cằm. Từ nốt mụn nhọt độc, sưng đau, bưng mủ và có ngòi đen như đầu đinh sau mụn sẽ tấy đỏ, sưng đau nhứt nhiều hơn khiến người bệnh mệt mỏi, sốt cao >40 độ. Khi ấy, sẽ gây viêm, tắc tĩnh mạch, thậm chí là méo mồm và gây tử vong.

Nguyên nhân gây mụn đinh râu

  • Sử dụng dụng cụ nặn mụn không khử trùng, dính bụi bẩn, vi khuẩn khiến da bị nhiễm trùng
  • Da bị xước, vết thương hở nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn kỵ khí.

Điểm Danh Các Loại Mụn Thường Gặp Mà Bạn Cần Biết Rõ

Mụn nhọt

Mụn nhọt là một dạng nhiễm trùng da, phát tác từ lỗ chân lông hay tuyến dầu nhờn, sau lan rộng ra, có thể tự khỏi khi nhọt bị vỡ mủ.

Dấu hiệu nhận biết nhọt

thường hay xuất hiện ở mặt, cổ, vai, nách và mông. Lúc bắt đầu, vùng da nhỏ nhiễm trùng bị đỏ và một u mụn cứng lớn dần. Sau 4-7 ngày, sẽ hình thành dịch mủ dưới da. Nếu nhọt mọc ở mí mắt thì gọi là mụt lẹo, mọc nhiều thành nhóm thì nguy hiểm hơn và gọi là bệnh hậu bối (carbuncle)

Nguyên nhân gây mụn nhọt

  • Ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, ăn ít rau trái cây, uống ít nước,…
  • Thời tiết nắng nóng, môi trường ô nhiễm
  • Người bị bệnh đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan

Mụn cóc

Mụn cóc là một bệnh da liễu do virus human papillomavirus (HPV) xâm nhập vào cơ thể khi bề mặt da bị tổn thương. Loại mụn này có tính lây lan nhanh qua vùng da khác và lây cao cho người khác nếu dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt…gây xấu xí, mất thẩm mỹ.

Dấu hiệu nhận biết mụn cóc

 thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Lúc ban đầu rất khó phát hiện mụn, chỉ là những nốt kích thước siêu nhỏ, phải vài tháng sau mới thấy rõ, nổi u lên, sần sùi.

Nguyên nhân gây mụn cóc

da bị trầy xước tạo cơ hội cho Virus HPV xâm nhập, có đến hơn 60 chủng Virus HPV và có nhiều loại mụn cóc khác nhau như mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc filiform, mụn cóc periungual,…

Mụn thịt

Mụn thịt là loại u lành tính, không ảnh hưởng sức khỏe và thường gặp ở người trưởng thành. Mụn không thể tự hết và dễ lây lan nhanh và gây mất thẩm mỹ, khiến da nhăn nheo, kém sắc và phá vỡ cấu trúc của da.

Dấu hiệu nhận biết mụn thịt

hay mọc ở quanh mắt, mông, cổ, nách, gò má, sau gáy, bụng, cơ quan sinh dục…Mụn thịt thường có màu trắng hoặc màu da, nhỏ liti với kích thước rất bé từ 1-3mm, hơi cứng và sần sùi, không đau, không ngứa.

Điểm Danh Các Loại Mụn Thường Gặp Và Nguyên Nhân

Nguyên nhân gây mụn thịt

  • Rối loạn hormone, người có da dầu,
  • Tia cực tím, sóng điện từ
  • Stress, căng thẳng kéo dài
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ gây thiếu hụt dinh dưỡng cho da.

Mụn ẩn

Mụn ẩn cũng là một thể nhẹ của mụn trứng cá. Mụn nằm sâu trong nang lông, khó chữa triệt để và dễ tái phát. Tuy không gây viêm. sưng hay nhức nhưng khiến bạn khó chịu, hư cấu trúc da và sẹo.

Dấu hiệu nhận biết ẩn

 những nốt mụn nhỏ li ti, mọc thành từng cụm và lan rộng trên bề mặt da khiến da sần sùi, thô ráp. Xuất hiện nhiều nhất là ở trên trán và dưới cằm.

Nguyên nhân gây mụn ẩn

  • Dùng tay hay dụng cụ nặn mụn không sạch, không vệ sinh
  • Dùng quá nhiều mỹ phẩm
  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Chế độ ăn uống không khoa học

Điểm Danh Các Loại Mụn Thường Gặp Mà Bạn Cần Biết và Nguyên Nhân

Qua bài Điểm Danh Các Loại Mụn Thường Gặp Mà Bạn Cần Biết trên, hy vọng rằng bạn đã có thông tin cần thiết để nhận biết được loại mụn bạn đang gặp phải và có cách điều trị chính xác. Chúc bạn sớm có được làn da xinh đẹp, mịn màng và tươi trẻ

Với phương châm “Chất lượng thật – Giá trị thật”, lamdep.pro luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm & dịch vụ để khách hàng có được những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

(121)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *